Bạn đang đào giếng hay gánh nước cho cuộc đời mình?

Ngày xưa, có hai vị Hòa thượng ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành bạn bè.

Câu chuyện đào giếng và gánh nước

Thấm thoát năm năm trôi qua, bổng một hôm vị Hòa thượng ở ngọn núi bên trái không xuống gánh nước, vị Hòa thượng ở ngọn núi bên phải nghỉ bụng: “Có lẽ Thầy ta ngủ quá giờ”, nên trong lòng cũng chẳng để ý lắm.

Nhưng không ngờ qua ngày hôm sau vị Hòa thượng ở ngọn núi bên trái vẫn không xuống núi gánh nước.

Một tuần trôi qua, vị Hòa thượng bên ngọn núi phải nghĩ bụng: “Bạn ta có lẽ bị bệnh rồi, ta nên đến thăm, xem có thể giúp được gì không.”

Nhưng khi đến thăm người bạn già, ông ta thật kinh ngạt. Người bạn già của ông đang tập thái cực quyền trước chùa, chẳng giống dáng vẻ của một người cả tuần chưa uống nước chút nào.

Ông ta thấy làm lạ hỏi: “Đã một tuần rồi thầy không xuống núi gánh nước, lẽ nào thầy không cần uống nước?” Người bạn tu hành dẫn ông ta đi ra sân sau của chùa, chỉ một giếng nước nói: “Năm năm lại đây, mỗi ngày sau khi làm xong thời khóa, tôi đều đào cái giếng này, mặc dù nhiều lúc rất bận, nhưng có thể đào được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nay đào đã đến nước, tôi không cần phải xuống núi gánh nước nữa.”

Thu nhập thụ động


**********Hôm nay chính là thành quả từ những nỗ lực của chúng ta hôm qua. Còn sự nỗ lực của hôm nay lại là niềm hy vọng cho ngày mai.

Năm tháng trôi qua, tuổi già lại đến. Hãy suy nghĩ về lúc không còn gánh nước nổi, bạn vẫn có nước để uống chứ?

Làm người đào giếng hay người gánh nước tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Gánh nước ở nơi khác về là việc có thể bảo đảm nhu cầu sinh hoạt trước mắt của bạn trước khi bản thân bạn chưa có một cái giếng.

Nhưng nếu nhìn về lâu về dài, những người có trí tuệ thông minh sẽ muốn tự mình đào một cái giếng của mình đó mới là sự sở hữu nguồn tài nguyên của bản thân, đó mới chính là nguồn gốc của sự sinh sôi và phát triển.


Suy nghĩ của bạn thế nào? Hãy để lại ý kiến của bạn ở phần comment này nhé

Success message!
Warning message!
Error message!